anh__logo_transparent.200
1
2
7
4
5
6

Công dụng của rau tía tô

Tía tô là loại rau gia vị khá phổ biến trong đời sống hàng ngày của người dân Việt Nam, được sử dụng thêm trong các món ăn, ngoài ra nó còn là một loại thảo dược có công dụng rất hữu ích trong việc chữa bệnh và làm đẹp khá hiệu quả.

Tía tô là loại cây cỏ, có chiều cao từ 0,5-1m, thân thẳng đứng có lông, mép có răng cưa, có màu tím hoặc xanh. Các bộ phận của cây tía tô từ lá,cành, quả, rễ đều được sử dụng làm rau gia vị cho món ăn và làm thuốc.

Cây tía tô rất dễ trồng, Tại Việt Nam thì trồng và dùng phổ biến loại tía tô mặt lá trên màu xanh, mặt dưới màu tím; Sau đây chúng ta cùng nghiên cứu một số công dụng của cây tía tô:

1. Tốt cho tiêu hóa

  • Nếu bị đau bụng đi ngoài và nôn mửa do hệ tiêu hóa có vấn đề, ăn phải loại thực phẩm như tôm, cua, cá lạnh bụng, bạn có thể giã một ít lá tía tô lấy nước cốt uống. Hoặc ăn kèm lá tía tô trong bữa ăn hàng ngày cũng giúp cải thiện tình trạng này

2. Tía tô giúp giảm đau

  • Một số nghiên cứu cho thấy tía tô có tác dụng chống viêm và giảm đau, hạn chế nhiễm trùng, chữa lành vết loát nhờ hàm lượng tanin và glucoside có trong lá tía tô

3. Giúp hạn chế tổn thương gan

  • Một nghiên cứu đã chứng minh tía tô có thể làm tăng sức mạnh của gan, ngăn ngừa tổn thương.  Vì gan được xem như một chiếc máy thải độc của cơ thể và bộ phận này thì rất dễ bị tổn thương do phải tiếp xúc với nhiều độc tố hàng ngày

4. Điều trị chứng mất ngủ

  • Trong cuộc sống hiện đại tình trạng mất ngủ rất phổ biến hay gặp phải không chỉ ở người trưởng thành mà kể cả ở trẻ nhỏ. Với công dụng an thần nhẹ, tía tô có thể giúp cải thiện và nâng cao chất lượng giấc ngủ, giúp ngủ ngon và sâu hơn, đặc biệt là tình trạng quấy khóc ở trẻ nhỏ

5. Tăng cường hệ thần kinh

  • Bên cạnh tác dụng an thần, tía tô còn giúp cải thiện trí nhớ và nâng cao nhận thức. Do vậy nếu dùng thường xuyên tía tô sẽ giúp cải thiện rõ rệt tình trạng căng thẳng  và nâng cao hiệu quả công việc, học tập

 6. Chống virut, hạ sốt, cảm cúm

  • Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tía tô có đặc tính chống virut như virus cúm, vius bệnh gà rù và virus herpes. Ngoài ra, khả năng chống vi khuẩn của lá tía tô sẽ nâng cao quá trình hồi phục của người mắc bệnh cúm, sốt cao do virus.
  • Lá tía tô có tính nóng, ấm, phù hợp để chế biến các món ăn giúp hạ sốt, giảm cảm cho người bị mắc bệnh cúm

7. Tác dụng làm đẹp

  • Một số chất trong lá tía tô có thể ức chế sự tổng hợp của melatonin và tyrosinase giúp da trở nên sáng hơn. Ngoài ra lá tía tô còn có tác dụng trong việc tẩy tế bào chết và làm mềm da, giảm thiểu vết chai sạn. Vì thế chúng ta có thể uống tía tô hàng ngày để có làn da đẹp, hoặc dùng để rửa mặt, gội đầu, súc miệng giúp răng lợi chắc khỏe và hơi thở thơm tho

Mặc dù mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng và các tác dụng đối với sức khỏe và làm đẹp. Tuy nhiên nếu chúng ta lạm dụng quá mức sẽ gây tác dụng không mong muốn:

- Phụ nữ mang thai sử dụng lá tía tô với các loại thực phẩm sẽ tốt cho quá trình mang thai, an thai tốt hơn. Tuy nhiên sử dụng quá nhiều có thể gây tăng huyết áp , làm tăng nguy cơ sảy thai và sinh non

- Lá tía tô có tính nóng, được dùng để giải cảm và hạ sốt. Nếu sử dụng quá mức có thể khiến cơ thể đào thải hết chất điện giải thông qua quá trình bài tiết mồ hôi và nước tiểu, khiến sốt cao trở lại và khó hạ sốt hơn

- Lá tía tô không nên sử dụng với những người có tiền sử mắc bệnh dị ứng, viêm da cơ địa do di truyền

- Uống quá nhiều nước ép từ tía tô có thể gây ra đầy hơi, chướng bụng, khó chịu

Đang truy cập: 1
Trong ngày: 13
Trong tuần: 112
Lượt truy cập: 44165
Hỗ trợ trực tuyến

Hotline: 0984.272.014
Zalo: 0983.868.592
- Liên hệ đặt quảng cáo web

- Thuê địa điểm kinh doanh

- Đăng tin theo yêu cầu

z3864938929613_2b60925603f29392432c2b8e91347763untitledz3867928530091_e32f0a03bfb372fe67d43360196c51f4
1
Bạn cần hỗ trợ?