anh__logo_transparent.200
1
2
7
4
5
6

Đờm cổ họng, nguyên nhân và một số phương trị đờm hiệu quả

Đờm trong cổ họng là dạng chất nhầy, độ đặc phụ thuộc vào tính nghiêm trọng của bệnh lý, thường có màu trắng hoặc đục vàng. Thành phần chủ yếu là nước, muối và các kháng thể được tiết ra nhằm diệt vi khuẩn và các vi sinh vật trong khoang cổ họng và mũi. Khi cơ thể khỏe mạnh thì lượng này tiết ít, và có thể tự động đi xuống dạ dày; đây là việc hết sức bình thường để nó ngăn chặn các mầm bệnh, bụi, các chất kích ứng trong không khí đi vào phổi thông qua hoạt động hô hấp của con người. Tuy nhiên lượng đờm quá nhiều, tích tụ lâu ngày trong cổ họng thì có thể cơ thể đang gặp một số vấn đề liên quan đến sức khỏe. Nếu không được điều trị sớm sẽ gây nguy hiểm; chính vì vậy tìm cách điều trị đờm trong cổ họng được rất nhiều người quan tâm và tìm kiếm phương pháp điều trị tại nhà hiệu quả. Vậy chúng ta cùng đi tìm hiểu nguyên nhân gây ra đờm trong cổ họng, cũng như Phương pháp trị đờm hiệu quả trong bài viết sau đây

1. Các nguyên nhân gây ra đờm trong cổ họng

  • Dị ứng do môi trường: đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra đơm, chất lượng không khí bị ô nhiêm khói bụi, hít phải khói thuốc lá quá nhiều trong thời gian dài, thường xuyên sử dụng rượu bia và các chất để lạnh....
  • Do thực phẩm: Một số thực phẩm có thể gây phản ứng tạo đờm, nhất là giai đoạn vào đông là thời điểm thường bùng phát mùa cúm, một số sản phầm từ sữa, trứng, lúa mỳ, ngũ cốc...
  • Do nhiễm trùng cổ họng: thường khi họng, xoang bị tổ thương thì tăng tiết chất nhầy bởi vì đây là cơ chế kháng viêm, giúp cơ thể bảo vệ lại sự tấn công virut, vi trùng. Các loại virut gây viêm họng, hoặc bị nhiễm bệnh như: ho gà, thủy đậu...
  • Do cơ địa và sinh lý: thường xảy ra với bệnh nhân có chức năng sinh lý của cổ họng và mũi kém khiến đờm không đào thải được một cách tự nhiên, kẹt và đọng lại lâu ngày trong mũi và cổ họng. 

2. Cách điều trị và loại bỏ đờm hiệu quả bằng phương pháp dân gian

Dùng mật ong kết hợp với các loại củ quả: Như chúng ta đã biết mật ong là thực phẩm vô cùng bổ dưỡng với rất nhiều loại vitamin mà thiên nhiên ban tặng cho con người, mật ong có tính chống nấm, kháng khuẩn, kháng vi rus, có khả năng sát trùng cao, làm dịu rát cổ họng, thường được kết hợp các lại sau để loại bỏ đờm

  • Quất ngâm mật ong: với phương pháp này có thể dùng 2-3 quả quất nguyên vỏ, cắt lát mỏng, sau đó cho 2 thì mật ong, kết hợp 1 ít gừng tươi thái sợi (xay nhuyễn) có thể hấp cách thủy hoặc để như vậy dùng trong ngày sáng- trưa - tối. Vào mùa quất rộ có thể ngâm nguyên cả quả có thể dùng quanh năm được
  • Gừng kết hợp mật ong: Chúng ta biết rằng gừng có tính cay ấm, có tác dụng thông mũi, loãng đờm, chống lại vi khuẩn và virus loại bỏ tình trạng nhiễm trùng ở cổ họng

             + Gừng tươi rửa sạch, thái lát hoặc sợi mỏng hoặc xoay nhuyễn cho vào cốc nước vừa đun sôi

             + Để ấm ấm thì cho 2-3 thìa mật ong vào, đánh kỹ và có thể dùng sáng trưa tối

  • Chanh với mật ong: Chanh là thực phẩm dễ tìm, cung cấp chủ yếu là vitamin C, có tác dụng tăng cường sức đề kháng, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, nó có tác dụng đánh tan các dịch nhầy ỏ cổ họng

             + Chanh cắt lát, sau đó vắt vào cốc pha cùng nước ấm

             + Cho thêm 2-3 thìa mật ong, quấy đều và dùng vào buổi sáng là tốt nhất

  •  Sử dụng bột nghệ: Nghệ có tính sát trùng và khử  khuẩn kháng viêm tốt, loại bỏ chất nhầy và cải thiện hệ miễn dịch. Với phương pháp này có thể hòa tan 1 thìa cafe bột nghệ vào cố nước ấm, quấy đều có thể sử dụng 2-3 lần/ngày
  • Lá hẹ kết hợp cùng đường phèn: Đây là phương pháp được lưu truyền trong dân gian, đặc biệt hiệu quả cho trẻ em; Với phương pháp này có thể chuẩn bị nắm hẹ vừa tay và đường phèn vừa đủ dùng

               + Lá hẹ rửa sạch, cắt khúc bằng lóng tay, cho đường phèn trộn đều rồi hấp cách thủy

               + Người lớn có thể ăn cả cái, trẻ nhỏ cho uống nước, ngày 2-3 lần và thực hiện trong vài ngày

  • Phương pháp xông hơi: Phương pháp này dự trên nguyên lý khi xông hơi chúng ta hít khí nóng mang theo hơi nước, luồn qua mũi đi vào cổ họng và có các tác đông trực tiếp lên thành cổ, giúp làm loãng đờm và tan đờm; Khi xông chúng ta dùng tinh dầu tràm, tinh dầu khuynh điệp hoặc tinh dầu bạc hà tăng hiệu quả loại bỏ đờm
  • Súc miệng nước muối ấm hằng ngày: đây phương pháp khá hiệu quả, bởi muối có tính sát trùng sát khuẩn rất cao, rất dễ thực hiện

              + Nên pha 1 bình nước muối đậm hơn so lúc chúng ta súc miệng, mỗi lần súc thì cho ra cốc nhỏ, thêm nước sôi nóng để đảm báo có cốc nước mối loãng ấm

              + Khi súc nên ngửng mặt lên trời, khò nhẹ nhàng trong khoảng 30s để nước muối ấm làm sạch khoang họng, súc nhổ và làm đi làm lại khoảng 2-3 lần như vậy

              + Nên súc miệng 4 lần/ ngày: sáng, trưa, tối sau ăn và trước khi đi ngủ

  • Thực hiện chế độ sinh hoạt tập thể dục, ăn uống hợp lý, và môi trường sạch sẽ: đây là biện pháp rất quan trọng nhằm nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng, tránh sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút và các tác nhân gây bệnh khác, chúng ta có thể thực hiện số các biện pháp sau:
            + Duy trì chế độ tập thể dục đều đặn, thường xuyên và liên tục (nên dành 1-2 tiếng/ngày); ăn uống hợp vệ sinh, đảm bảo dinh dưỡng cân bằng
            + Hạn chế tiếp xúc chất gây kích ứng: sơn, hóa chất, khói bụi, tránh xa thuốc lá, khói thuốc lá
              + Hạn chế các loại thức ăn gây tăng quá trình sản sinh chất nhầy như: Sữa, mỡ, đồ chiên nướng.... Tăng cường thức ăn chưa hàm lượng cay nóng: ớt cay, ớt tiêu, ... giúp quá trình đào thải đờm tốt hơn          

3. Sử dụng các thuốc theo toa, hoặc các dạng Sirô được vào chế sẵn

  • Đây là phương pháp sử dụng thuốc tây, thuốc xịt mũi, các dạng bào chế sẵn như siro như: heviho, bổ phế nam hà,...
Đang truy cập: 2
Trong ngày: 8
Trong tuần: 120
Lượt truy cập: 46790
Hỗ trợ trực tuyến

Hotline: 0984.272.014
Zalo: 0983.868.592
- Liên hệ đặt quảng cáo web

- Thuê địa điểm kinh doanh

- Đăng tin theo yêu cầu

z3864938929613_2b60925603f29392432c2b8e91347763untitledz3867928530091_e32f0a03bfb372fe67d43360196c51f4
1
Bạn cần hỗ trợ?